Cây Trầu Bà để bàn

Cây trầu bà- Cây thành đạt của gia chủ

Cây trầu bà là loại cây cảnh quen thuộc với nhiều người. Nhiều gia đình chọn trồng loại cây cảnh này trong nhà. Cây Trầu Bà có ý nghĩa phong thủy đặc biệt tốt vì nó mang đến cho gia chủ may mắn, thành đạt và bình an.

Tên thường gọi là: Cây trầu bà

Tên gọi khác của cây là: Cây trầu bà vàng

Tên khoa học là: Epipremnum aureum

Họ thực vật: Họ Ráy (Araceae)

Đây là một loài cây có nguồn gốc từ đảo Solomon, nguyên sinh ở Indonexia

Đặc điểm nhận dạng cây trầu bà:

  • Người ta thường gọi là cây trầu bà là vì nó có hình dáng giống cây trầu
  • Cây trầu bà là loại cây thân thảo dạng leo, xanh quanh năm và có tuổi thọ cao
  • Lá cây: Lá đơn, gốc lá hình tim, thuôn dài ở đỉnh. Có hai loại lá trầu bà: một loại xanh toàn phần, loại còn lại thì có những đốm vàng trên lá
  • Hoa cây trầu bà: Hoa hình mô, cuống ngắn
Cây Trầu Bà để bàn
Cây Trầu Bà để bàn

Ý nghĩa phong thủy khi trồng cây trầu bà:

Cây trầu bà là một loài cây có nhiều ý nghĩa phong thủy.

Cây trầu bà vàng này mang đến nhiều tài lộc, may mắn và thịnh vượng cho  gia chủ

Thêm vào đó, loài cây này còn giúp cuộc sống gia đình luôn bình yên, đầm ấm và hạnh phúc

Ngoài ra, cây trầu bà cũng giúp cho con đường học tập và công danh của các thành viên trong gia đình luôn được thuận lợi.

Do đó cây trầu bà được dùng làm quà tặng trong những dịp khai trương, sinh nhật, mừng thọ. Ngoài ra, bạn có thể đặt cây trầu bà trên bàn làm việc hoặc trong văn phòng,..

Cây trầu bà hợp mệnh và tuổi nào?

  • Cây trầu bà rất hợp với người mệnh Mộc.

Ưu điểm nổi bật của những người mệnh Mộc là tính tình phóng khoáng, rộng lượng, hay giúp đỡ người khác. Họ sẽ không để bụng khi người khác có lỗi với mình. Họ là những người thông minh và biết cách đối nhân xử thế vì vậy được nhiều người quý mến và kính trọng. Do đó, để phát huy được tối đa những ưu điểm này, những người mệnh Mộc nên lựa chọn cây hợp mệnh Mộc đặc biệt là trầu bà.

  • Cây trầu bà hợp với tuổi Ngọ

Những người tuổi Ngọ thường có đường công danh và vận khí rất tốt. Họ dễ dàng đạt được thành công trong việc làm giàu. Tuy nhiên để giữ chặt được tiền tài trong tay thì những người tuổi Ngọ nên chọn trồng một cây trầu bà trong nhà để giữ chặt tài khí cho gia đình.

Cây trầu bà vàng để bàn
Cây trầu bà vàng để bàn

Tác dụng của cây trầu bà:

  • Là cây xanh trang trí nội thất
  • Thanh lọc không khí, loại trừ các khí độc
  • Hút tia điện từ có hại từ máy tính
  • Giảm stress khi làm việc căng thẳng
  • Là một vị thuốc dân gian giúp hôc trợ chữa bệnh thận.

Vị trí đặt cây trầu bà:

Cây trầu bà vàng có nhiều ý nghĩa phong thủy nên việc đặt cây ở đâu là một việc rất quan trọng. Dưới đây là một số vị trí nên đặt cây mà bạn có thể tham khảo:

  • Trên bàn làm việc: Đặt cây trầu bà trên bàn làm việc giúp bạn thuận lợi trong con đường học tập và công danh. Ngoài ra, nó còn giúp bạn giảm stress sau những giờ làm việc tập trung
  • Trên quầy thu ngân: Việc đặt trên quầy thu ngân mang ý nghĩa giữ chặt tiền tài co cửa hàng.
  • Treo trong nhà: Cây trầu bà có thể được treo trong nhà như một loài cây tượng trưng cho sự bình yên. Nó giúp điều hòa được những luồng khí độc trong nhà. Và nó giúp cho gia đình luôn hòa thuận và bình yên
Cây trầu bà đặt trong chậu treo
Cây trầu bà đặt trong chậu treo

Cách trồng và chăm sóc cây trầu bà:

  • Ánh sáng: Cây trầu bà là loài cây ưa bóng. Nếu để trong nhà thì nên tránh nơi có ánh sáng chiếu trục tiếp. Còn nếu bạn đặt ngoài trời thì nên đặt cây ở nơi râm mát hoặc dưới má che để tránh việc cây bị cháy nắng

Lưu ý: Lá cây trầu bà có thể bị cháy nếu để dưới ánh nắng trực tiếp.

  • Đất: Loại đất trồng cây Trầu Bà là loại xốp, thoáng khí nhưng lại giữ được ẩm, để có loại đất này thì có thể trộn nhiều trấu, tro, than củi, phân chuồng đã mục. Ngoài ra, đất vườn, đất thịt thì cây trầu bà vẫn có thể sống được.
  • Tưới nước: Nếu để cây ngoài trời cần tưới nước đầy đủ, khoảng 3 ngày 1 lần. Còn nếu để trong nhà thì chỉ cần tưới 1 lần/ tuần.
  • Vị trí trồng cây: Có thể trồng trực tiếp cây trầu bà xuống đất vườn hoặc trồng trong chậu để bàn hoặc trong các chậu treo
  • Phân bón: Trầu bà không cần nhiều dinh dưỡng nên không cần sử dụng nhiều phân bón. Thỉnh thoảng có thể hòa tan một số loại phân bón rồi tưới cho cây.
  • Sâu bệnh: Cây trầu bà ít bị sâu bệnh nhưng nó cũng có khả năng bị một số bệnh như: rệp, thối rễ. Ngoài ra bạn cũng nên nhặt bỏ lá vàng cho cây.
Chăm sóc cây trầu bà dễ dàng
Chăm sóc cây trầu bà dễ dàng

Gọi hotline để được hỗ trợ về kĩ thuật chăm sóc cây 0918.396.699 hoặc 0981.525.055

Giá cây kim ngân:        

Gọi điện trực tiếp để có giá tốt nhất : 0915.885.558 hoặc 0966.623.933

Mua cây kim ngân tại Hà Nội:

Cây trầu bà xanh
Cây trầu bà xanh

Hướng dẫn cách chọn mua cây: 

Khi mua cây đặc biệt là cây trầu bà để bàn chúng ta nên chú ý một số đặc điểm như sau:

  • Lá cây phải có màu xanh tươi non hoặc có đốm vàng chứ không phải màu vàng úa
  • Tán lá rộng, lá dày và dài
  • Dáng cây đẹp để hợp với phong thủy của căn phòng.

Địa chỉ bán cây kim ngân tại Hà Nội: 616 Hoàng Hoa Thám, Tây Hồ, Hà Nội